CÂU CHUYỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh hiện nay, phát triển bền vững đang là xu hướng và định hướng được thảo luận rộng rãi ở Việt Nam. Trong hai ngày 25-26/10 vừa qua tại TPHCM, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN đã phối hợp với Viện Đổi mới sáng tạo Mở và doanh nhân công nghệ (OITI) tổ chức Open Innovation Day 2023 (Ngày Đổi mới sáng tạo mở) với chủ đề Tech Traverse – Nơi công nghệ gặp gỡ ngành công nghiệp hướng đến phát triển bền vững.

Hướng đến chuyển đổi xanh và phát triển bền vững thông qua 06 phiên thảo luận đa chiều, không gian kết nối và triển lãm nhằm liên kết doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp khởi nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính, cơ quan nhà nước và những người làm đổi mới sáng tạo, đặc biệt, tập trung vào chuyển đổi số và chuyển dịch trong trong lĩnh vực Tài chính & Đầu tư tác động: Xu hướng Dịch chuyển xanh trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính đang trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng tài chính toàn cầu. Những đòi hỏi của thị trường và sự quan tâm đến từ khách hàng đang thúc đẩy ngành Ngân hàng – Tài chính phải tìm kiếm các giải pháp Chuyển đổi xanh. Đồng thời, cung cấp nhiều giải pháp cho các tổ chức tài chính có sự nhìn nhận đúng đắn đối với xu hướng ESG và các chiến lược thực thi.

Phiên chia sẻ trong Open Innovation Day.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên trong chuyển đổi số, trong đó, người nông dân đóng vai trò là trung tâm. Việc tham gia chuyển đổi số của nông dân góp phần không nhỏ cho thành công của chương trình chuyển đổi số Quốc gia. Xác định chuyển đổi số với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhằm tạo sự bứt phá mạnh mẽ về tăng năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước cũng như nâng cao đời sống cho người dân.

Được biết kết quả xếp hạng chuyển đổi số quốc gia (DTI) năm 2022, Quảng Ngãi xếp thứ 26/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 34 bậc so với năm 2021. Trong 3 trụ cột của DTI cấp tỉnh là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, Quảng Ngãi xếp thứ 17 về chính quyền số và kinh tế số, đứng thứ 15 về xã hội số.

Theo đại diện Agribank Quảng Ngãi, việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi hoạt động ngân hàng mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Thời gian qua, chi nhánh đã đẩy mạnh nhiều chương trình hành động để hướng đến mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và của Agribank. Trong đó, tập trung đẩy mạnh mở tài khoản trực tuyến; ứng dụng Agribank E-mobile banking; phát hành và thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV; thanh toán thuế điện tử Agritax; Agribank Billpayment; ngân hàng tự động CDM 24/7. Đến nay, bên cạnh 28 máy ATM, chi nhánh còn trang bị thêm 8 máy CDM được đặt tại thành phố, thị xã và các huyện trong tỉnh. CDM có chức năng gửi, rút tiền tự động, khách hàng có thể mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách, in sao kê thẻ, đăng ký SMS Banking cho thẻ tín dụng… một cách an toàn, nhanh chóng.

Agribank nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số (Ảnh: Agribank).

Ngành Ngân hàng phấn đấu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ trên môi trường điện tử, đến năm 2025 có 50% quyết định cho vay nhỏ lẻ được thực hiện trên môi trường điện tử. Việc này liên quan tới hỗ trợ phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, nông thôn… Với chỉ tiêu trên, NHNN hướng đến cung cấp các dịch vụ, sản phẩm số đến người dân, đặc biệt, người nông dân ở vùng sâu, vùng xa.

Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính… Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh và nhà nước cần tăng cường làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai nghiêm túc các chủ trương của Nhà nước về sự cần thiết, tính cấp thiết của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng các cấp chính quyền để tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số; thường xuyên sử dụng, ứng dụng các nền tảng số trong cuộc sống hằng ngày, kịp thời thông tin, góp ý, chung tay cùng chính quyền để công tác chuyển đổi số được thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế ở các tỉnh và nhà nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: