CÙNG OID 2024 KHÁM PHÁ XU HƯỚNG THẾ GIỚI, CƠ HỘI & THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM TRONG CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3S
Link đăng ký tham gia OID – TechTraverse 2024: https://quickom.net/event/open-innovation-day-2024-oid-2024-techtraverse-2024-2548
Tiếp nối phiên thảo luận ngày 25/10/2024, OID sẽ tiếp tục hành trình khám phá những giải pháp bền vững với hai chủ đề trọng điểm trong lần này:
- Chủ đề 3: Phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Chủ đề 4: Xây dựng hệ thống vận tải 3S (Thông minh, Bền Vững và An Toàn)
CHỦ ĐỀ 03: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐBSCL chịu tác động mạnh khi quá trình xâm nhập mặn làm thay đổi môi trường đất và nguồn nước. ĐBSCL đặt mục tiêu tới năm 2025 là cải thiện hạ tầng, giảm lao động nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp dịch vụ và công nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững.
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đang hỗ trợ tài chính giúp phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện hạ tầng thuỷ lợi và nghiên cứu giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện của vùng.
- Khu vực đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải trong nông nghiệp như mô hình sinh thái “ruộng lúa, bờ hoa”, tái sử dụng rơm rạ và sử dụng phân bón hữu cơ,… giúp giảm phát thải nhà kính, hướng tới sản xuất bền vững.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp ĐBSCL vẫn phải đối mặt với các thách thức về nguồn vốn, công nghệ còn hạn chế và nhận thức về quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh.
CHỦ ĐỀ 04: XÂY DỰNG HỆ THỐNG VẬN TẢI 3S (THÔNG MINH, BỀN VỮNG VÀ AN TOÀN)
XU HƯỚNG THẾ GIỚI:
- Trong quý 2 năm 2024, giao thông bền vững chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng như việc các thành phố như Metro Vancouver và Regensburg triển khai kế hoạch giao thông xanh, cùng với sự gia tăng của phần mềm quản lý sạc xe điện.
- Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent transportation system) đã mang lại lợi ích như tăng cường sự kết nối, nâng cao chất lượng sống, và cải thiện môi trường đô thị,.. đối với thành phố thông minh bền vững.
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI GIAO THÔNG THÔNG MINH ITS TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu đến năm 2040, Việt Nam sẽ dần hạn chế và tiến tới ngừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông đường bộ sẽ chuyển sang sử dụng điện và năng lượng xanh, đồng thời hoàn thiện hạ tầng sạc điện và cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG 3S
- Chính phủ nhấn mạnh việc chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
- Đẩy mạnh sử dụng năng lượng xanh, xây dựng trạm sạc công cộng và điều chỉnh chính sách hỗ trợ giá điện cho trạm sạc.
CASE STUDY
Việt Nam dự kiến triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài hơn 1.500 km vào giai đoạn 2026-2027, nhằm phát triển hạ tầng vận tải đa phương thức, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tham gia ngay để kịp thời nắm bắt các xu hướng mới nhất về phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng nông nghiệp và hệ thống vận tải!