GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN DẪN

Trong bối cảnh các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang tăng tốc trên cuộc đua chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị thì việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp đã trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển. 

Việc áp dụng ngày càng nhiều công nghệ IOT thúc đẩy các nhà máy sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Vậy làm thế nào để phát triển một hệ sinh thái doanh nghiệp chip bán dẫn của Việt Nam và nâng cao vị trí của chúng ta trên chuỗi cung ứng toàn cầu? Đó là bài toán đang chờ lời giải đáp.

Thực trạng ngành bán dẫn 

Từ năm 2001 cho đến nay, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã có sự phát triển vượt bậc, đạt giá trị gần 800 tỷ USD vào năm 2023. Hiện nay, xu hướng phát triển các lĩnh vực phát triển công nghệ cao như ô tô tự hành, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ đám mây, chuyển đổi số và dữ liệu lớn đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai. 

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ thông tin và truyền thông:Các nước hàng đầu về vi mạch bán dẫn chỉ làm sản phẩm high-end vì kĩ sư của họ quá đắt, họ không thể làm sản phẩm phẩm trung bình, qua đó đấy chính là cơ hội của các nước đang phát triển chúng ta khi chúng ta đủ những kỹ sư có năng lực để thiết kế những sản phẩm bán dẫn”.

Tại Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghiệp bán dẫn vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài. Chính phủ hiện đang rất quan tâm và khuyến khích phát triển ngành bán dẫn, coi đây là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế và công nghệ quốc gia. Để thúc đẩy ngành này, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra như ưu đãi thuế, cung cấp khoản vay ưu đãi, đầu tư cơ sở hạ tầng và tài trợ R&D. Đề cương phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn tập trung đào tạo kỹ sư và chuyên gia thông qua hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự bùng nổ của công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, số hóa và AI, cùng với tác động của xu hướng “Phân cực hóa toàn cầu” do xung đột và cạnh tranh địa chính trị đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành bán dẫn.

Chính phủ cũng tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các quốc gia có nền công nghệ bán dẫn phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước châu Âu, nhằm học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.

Xu thế ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam những năm gần đây

Những năm gần đây, sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất chất bán dẫn toàn cầu đã và đang mở ra cơ hội cho ngành bán dẫn trong nước. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn khi thu hút được 1 số doanh nghiệp hàng đầu thế giới tới để đầu tư, xây dựng nhà máy.

Ông Nguyễn Đức Long – Phụ trách cơ sở Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ kế hoạch đầu tư:Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nước ngoài để phát triển trung tâm ươm tạo về bán dẫn, để các công ty khởi nghiệp bán dẫn của Việt Nam có thể tham gia vào ngành bán dẫn. Cần phải đặt ra các mục tiêu, các kỳ vọng hợp lý đối với tình hình xu thế của thế giới cũng như của Việt Nam”.

Đặc biệt, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như sở hữu 1 lực lượng lao động trẻ có ý chí đổi mới sáng tạo, được đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành bán dẫn. Tuy nhiên, để phát huy được tiềm năng thế mạnh này, Việt Nam cần vượt qua những khó khăn, thách thức với các giải pháp phù hợp và đồng bộ

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: